Tel: 450 442-3292

E-mail:

[email protected]



Tác Giả


Lê Trọng Nguyễn Thi Nga

France





Lê Trọng Nguyễn sinh ngày 01.05.1926 tại Điện Bàn, Quảng Nam. Trước 1954, ông từng phụ trách âm nhạc cho cả Liên khu Năm (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên), nhưng sau đó, ông rời bỏ kháng chiến và về cư trú tại Hội An. Tuy là một nhạc sĩ, nhưng Lê Trọng Nguyễn không sống bằng âm nhạc. Năm 1965, ông làm Giám đốc công ty Centra Co., một công ty thương mại của Pháp. Từ năm 1968, ông là Giám đốc điều hành của công ty Sealand tại Đà Nẵng. Năm 1973, ông làm Giám đốc nhà dầu hoả Cửu Long. Sau biến cố 1975, ông mở lớp dạy nhạc tại nhà và tự chế tạo các loại đàn do chính tay ông làm để sinh sống. Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đến Hoa Kỳ vào tháng 03.1983, định cư tại Rosemead. Ông mất tại đây ngày 09.01.2004. Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn viết ca khúc đầu tay Ngày mai trời lại sáng năm 1946. Ông sáng tác không nhiều, nhưng nhạc phẩm của ông đều có giá trị nghệ thuật cao, với giai điệu và lời ca trau chuốt, nhiều hình ảnh đẹp. Có thể kể đến Lá Rơi Bên Thềm, Sao Đêm, Chiều Bên Giáo Đường, Cát Biển... nhưng được nhắc nhở và được phổ biến sâu rộng trong suốt nhiều thập niên, lại chính là bài Nắng Chiều. Bài hát này còn được biết đến ở Hồng Kông, Đài Loan và Nhật Bản với tựa đề Bài Tình Ca Việt Nam và cũng là ca khúc trong bộ phim cùng tên năm 1971 của đạo diễn Lê Mộng Hoàng, với sự tham gia của diễn viên Thanh Nga.





Tiểu Tử tên thật Võ Hoài Nam, sinh năm 1930 tại Gò Dầu Hạ (Tây Ninh). Tốt nghiệp trường kỹ sư Marseille (Pháp) năm 1955, ông về Việt Nam dạy trường Petrus Ký một năm (1955-1956) rồi vào làm việc trong hãng dầu Shell Việt Nam từ năm 1956 cho đến ngày mất nước. Năm 1979, ông vượt biên rồi định cư ở Pháp. Sau đó, ông qua Côte d’Ivoire (Phi Châu) làm việc cho Công ty Đường Mía của Nhà Nước (1979-1982) và qua làm hãng dầu Shell Côte d’Ivoire cho đến lúc về hưu. Trước 1975, phụ trách mục biếm văn Trò Đời của nhật báo Tiến với bút hiệu Tiểu Tử, là bút hiệu mà tác giả vẫn dùng cho những truyện ngắn hay tạp văn mà ông viết sau này, từ khi lưu vong. Nhà văn Tiểu Tử đã xuất bản hai tập truyện : Những Mảnh Vụn (2004) và Bài Ca Vọng Cổ (2006).



 




PARIS
TRONG TRÁI TIM TÔI




Lê Trọng Nguyễn Thi Nga

Paris, Thu 2007



Paris, đầu tháng 11 năm 2007, nhiều ngày liên tiếp, trời nắng ấm. Thời tiết thay đổi nhanh, vài ngày sau đó trời hơi lạnh, lá cây đổi màu vàng. Những chiếc lá màu vàng, màu đỏ tô điểm trên những nhánh cây. Trên những cành cây, lá đã gần như trơ trụi, trông thật nên thơ.

Tôi thường đến viếng Paris vì tôi yêu mến nước Pháp. Trong chuyến đi kỳ này, gần như mỗi ngày, tôi đi dạo trên những đường phố, một mình.

Trời đã vào cuối thu, gió thổi mạnh, lá rụng đầy đường. Bước chân người đi dẵm trên lá vàng, một lớp lá vàng đầy hai bên đường phố. Mưa đã bắt đầu rơi, vài giọt nước rơi trên mặt tôi.
“Mưa ngòai trời như mưa trong lòng tôi”.

Tôi đến Paris năm nay với tâm trạng lo và buồn nhiều hơn là vui như những lần vừa qua. Có thể vì tôi sẽ không có dịp được gặp vài người bạn nên tôi buồn. Đúng hơn là tôi lo sợ. Tôi sợ rằng… có thể là có những người không hiểu tôi.

Tôi ngấm nhìn nét đẹp nên thơ của Luxembourg trong một ngày nắng ấm. Tôi đến thăm khu trường Đại Học trên các nẻo đường của quận V và quận VI. Những nét đẹp trang trọng của Paris, thành phố văn học của thế giới loài người, đã giúp tôi tìm được niềm vui trong chuyến đi năm nay.

Niềm an ủi nhất và vui nhất là được đến tham dự chương trình giới thiệu sách và CD do Diên Hồng thực hiện, ngày 10-11-2007 tại nhà hàng lê Lai.

Hôm nay trời ít nắng, khí trời lạnh hơn vài ngày trước đây, nhưng trong nhà hàng Lê Lai đã có được không khí ấm cúng. Chương trình được trang trọng giới thiệu, mở đầu bằng hai người MC dễ mến, Tố Lan và Linh Quang, đã làm cho bầu không khí trở nên thân mật và rất dễ thương.





MC Tố Lan



Quan khách tham dự hôm nay gồm các thân hữu, các bậc trưởng thượng của Paris và các nghệ sĩ lão thành, tài danh của Việt Nam. Chúng tôi thấy có nhạc sĩ Lê Trạch Lựu, nhà thơ Tô Vũ, Phạm Trọng Luật, nhạc sĩ Trịnh Hưng và anh chị Trần Quang Hải- Bạch Yến cùng nhiều nghệ sĩ khác. Tôi thấy có bác Phạm thị Nhung, anh Minh FAVIC. Tôi thấy có anh Xuân Lang, người anh dễ mến của nhịp cầu hàng không Paris, anh Quốc và bạn tôi, cô Thy Như, người luôn luôn họat động trong nhiều sinh họat văn hóa nghệ thuật và đặc biệt là trong công việc xã hội giúp đỡ người cao niên.





NS Trịnh Hưng - Trần Quang Hải & Bạch Yến



Khán giả rất say mê về tài năng và tấm lòng của các em Diên Hồng, một nhóm trẻ yêu mến văn học nghệ thuật, đặt trên nền tảng giáo dục. Các em đã cùng nhau họat động trong cộng đồng người Việt quốc gia tại Paris. Tôi cảm thấy thật vui và thích thú vì được chứng kiến tài nghệ của nhóm trẻ tuổi Diên Hồng, nhất là về bộ môn đọc truyện, đã đọc truyện của nhà văn Tiểu Tử. Thiên Hương và Hiệp diễn xuất đọc truyện “Thằng chó đẻ của má” thật là truyền cảm và giống như của Đài Phát thanh Sài Gòn ngày xưa, thường được gửi đến thính giả qua làn sóng phát thanh. Lối đọc truyện đã làm cho người nghe cảm nhận được những tư tưởng, tình cảm của những nhân vật được nêu lên trong câu chuyện. Các em đã diễn xuất với kỹ thuật cao, quá hay. Nhất là Thiên Hương với ‘giọng người già” trong vai người mẹ già, thật là tuyệt diệu. Buổi đọc truyện thành công tột bực.





Nhà văn Tiểu Tử



Những tác phẩm bất hủ của nhà văn nổi tiếng Tiểu Tử là những giòng chữ tuyệt vời, ghi lại tình cảm chân thật của ông đối với gia đình và “quê hương bỏ lại”. Ông đã bỏ lại quê hương, nhưng ông rất gần gũi với quê hương qua những bài viết phát khởi từ trong con tim, khối óc của người yêu cha mẹ, yêu quê hương Việt Nam. Nơi miền Nam nước Việt ông đã chào đời và nơi đó vẫn còn người mẹ già, vẫn hàng ngày thương yêu, nhớ đến gia đình ông hiện sống nơi đất lạ quê người.

Chương trình giới thiệu tác phẩm của nhà văn Tiểu Tử được chấm dứt bằng bài ca vọng cổ đặc biệt miền Nam, với giọng ngọt ngào, tuyệt vời của một nữ ca sĩ miền Nam, cô Châu, làm mọi người lắng nghe trong xúc động qua bài ca vọng cổ “Mẹ”. Các em Diên Hồng đã dẫn dắt khán giả chú ý theo dõi và lắng nghe mê say.





Bà Lê Trọng Nguyễn & Bạch Yến



Kế đến chương trình được chuyển tiếp qua mục trình bày “Giòng nhạc Lê Trọng Nguyễn”. Để mở đầu cho chương trình nhạc, Tố Lan, với giọng hát truyền cảm đã diễn tả ca khúc tuyệt vời Lá Rơi Bên Thềm. Bài hát thánh thoát, đẹp như mùa thu đang đến ngòai song cửa hôm nay. Kế đến, ca sĩ Mộng Trang, với cây đàn guitare trong tay, đã xuất thần diễn tả tuyệt vời ca khúc Sao Đêm, một sáng được tác giả yêu mến và là một ca khúc được ghép vào lọai nhạc bán cổ điển Tây phương. Linh Quang trẻ tuổi tài cao, đã sưu tầm tỉ mỉ về nhạc Lê Trọng nguyễn, những giòng nhạc mang hình bóng quê hương, với giòng sông, với lũy tre yêu dấu. Và Siêu Do với giọng hát mạnh, diễn tả nhịp nhàng như giòng sông, rạt rào như sóng biển, khi Siêu diễn tả bài Cát Biển với niềm hăng hái say mê trong tuổi yêu đương, tuổi trẻ mộng mơ. Hải Sơn, với gương mặt điềm đạm, với giọng hát trầm, ấm áp, đã thu hút khán giả và thành công trong bài hát Chiều Bên Giáo Đường, làm lòng người nhớ mãi tiếng chuông giáo đường yêu dấu. Chương trính nhạc Lê Trọng Nguyễn đã thu hút khán giả với những bản nhạc tiêu biểu được các ca sĩ của nhóm Diên Hồng trình bày xuất sắc. Kế đến là những giây phút đầy thích thú. Anh chị em Diên Hồng đã làm cho quan khách ngạc nhiên và chăm chú xem đọan phim “Nắng Chiều” do đạo diễn Lê Mộng Hoàng thực hiện năm 1970, với hai diễn viên Thanh nga và Hùng Cường, đã một thời được khán giả Việt Nam yêu mến. Hình ảnh duyên dáng của nữ nghệ sĩ Thanh Nga, một nghệ sĩ thanh sắc vẹn toàn, đã làm sống lại một quá khứ không phai nhạt của bài Nắng Chiều. Chuyện phim đã gợi lại những nét thân yêu của xóm làng miền Trung nước Việt và được xây dựng trên tình cảm ngây thơ của các thiếu nữ bên cạnh các thanh niên của Việt Nam Cộng Hòa thời chinh chiến. Khúc phim được chấm dứt trong niềm luyến tiếc của toàn thể quan khách. Rồi Tố Lan, với tiếng hát truyền cảm, đã trình bày xuất sắc ca khúc Nắng Chiều, một sáng tac đã đưa tác giả vào lòng dân tộc Á Châu. Cảm động nhất là ca sĩ tài hoa quốc tế Bạch Yến cùng các ca sĩ Diên Hồng đã trình bày hợp ca bài Nắng Chiều, một bài hát đã được in sâu vào lòng các khán thính giả Việt Nam trong 60 năm qua. Nắng Chiều sẽ còn mãi trong chúng ta và giòng nhạc Lê Trọng Nguyễn sẽ được nối tiếp mãi, qua nhiều thế hệ, đến với nhiều quốc gia khác nhau, để được góp phần vào nền văn học nghệ thuật Việt Nam nói riêng vá Á Châu nói chung.

Xin chân thành cảm ơn các thân hữu, nghệ sĩ, khán thính giả và Thư viện Diên Hồng



Lê Trọng Nguyễn Thi Nga

Paris, Thu 2007


Mục Lục | Liên Lạc

 


Free Web Template Provided by A Free Web Template.com